Tiểu Sử Tần Thủy Hoàng

Doanh Chính, còn được gọi là Triệu Chính, Tổ Long, tự xưng là Tiên Đế, thường được gọi là Tần Thủy Hoàng, con trai của vua Tần Trang Tương Vương và Triệu Cơ.
Tần Thủy Hoàng sinh ra ở Hàm Đan nước Triệu, sau đó trở về nước Tần. Năm 247, ông lên ngôi ở tuổi 13. Năm 238 trước Công nguyên, ông đã dập tắt cuộc nổi loạn của Trường Tín Hầu Lao Ái, và sau đó loại bỏ quyền thần Lã Bất Vi, trọng dụng Lý Tư, Úy Liêu, bắt đầu tự mình cai quản. Năm 230-221, ông liên tiếp tiêu diệt sáu nước Hán, Triệu, Ngụy, Sở, Yên, và Tề, hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước và lập nên nhà Tần.
Tần Thủy Hoàng cho rằng công lao của bản thân đã vượt qua khỏi các vị Tam Hoàng Ngũ Đế trước đây, sử dụng chữ "Hoàng" trong "Tam Hoàng", "Đế" trong "Ngũ Đế", tạo ra danh xưng "Hoàng Đế", ông cũng là vị quân chủ đầu tiên trong lịch sử Trung Hoa sử dụng danh xưng này, cho nên được gọi là Tần Thủy Hoàng. Ông ban hành mô hình Tam Công Cửu Khanh để quản lý các công sự. Ở địa phương, hệ thống phân phong bị bãi bỏ, đồng nhất nhiều chính sách cho cả nước như chữ viết, đơn vị đo lường. Về đối ngoại, ông phát động tấn công phía bắc, chinh phục phía nam, xây dựng Vạn Lý Trường Thành, xây dựng các kênh đào với hệ thống thủy lợi.
Tuy nhiên, trong những năm cuối đời của ông, vì tìm kiếm sự bất tử đã khiến cho chính quyền trở nên chuyên chế và bóc lột bá tánh, làm lung lay nền thống trị của nhà Tần. Tần Thủy Hoàng là một chính khách, nhà chiến lược và nhà cải cách của Trung Quốc cổ đại, ông là nhân vật chính trị đầu tiên hoàn thành việc thống nhất Trung Quốc và là vị vua đầu tiên của Trung Quốc được gọi là hoàng đế. Tần Thủy Hoàng đã thiết lập khuôn mẫu cơ bản của hệ thống chính trị trong hơn hai nghìn năm, và được Lý Chí, một nhà tư tưởng thời nhà Minh, ca ngợi là Đế Vương Thiên Cổ.